• Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bảo Trầm phối hợp tổ chức talkshow “Mùi hương trầm” tại Đường Sách TP.HCM

  • Bảo Trầm
  • Tin tức
z3678110167904_4abf87beccd6ecad45a396abdee6b944

Lời giới thiệu tác phẩm “Mùi nhớ”: Ai cũng có một mùi nhớ và miền yêu thương

(Bảo Trầm) Sáng 28/8, Bảo Trầm và Mây Thong Dong phối hợp tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu chủ đề “Mùi hương trầm trong đời sống hiện đại”, cũng trong ý nghĩa chào mừng dự án viết sách “Mùi nhớ”.

Buổi giao lưu mở đầu với phần trò chuyện cùng hai vị khách mời đặc biệt: Nhà thơ Trần Huy Minh Phương, Tạp chí Văn nghệ TP.HCM và ThS.Nguyễn Hiếu Tín, Giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đây cũng là hai tác giả có bài viết tham dự và được chọn in trong ấn phẩm “Mùi nhớ” ra mắt dịp này.

ThS Nguyễn Hiếu Tín

Nói về sự kết nối, ThS.Nguyễn Hiếu Tín cho rằng, với tập tục thờ cúng có từ lâu đời của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, hương/nhang dường như là thứ không thể thiếu trong nghi thức dâng cúng. Điều này đồng nghĩa với việc “mùi nhang”, đặc biệt là “mùi nhang trầm”, gắn liền trong ký ức của nhiều người.

Trong bài “Ước gì gói một làn hương” đăng trên tập Mùi nhớ, anh viết: “Hương nhang trầm như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất, gắn kết với linh hồn tổ tiên (…) Thưởng thức mùi hương, đặc biệt là trầm hương, thật ra cũng giúp ích cho việc nâng cao chất văn hóa và chiều sâu nội tâm của cá nhân”.

Ở khía cạnh tôn giáo, ThS.Nguyễn Hiếu Tín có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn về mối tương quan giữa “mùi hương trầm” và văn hóa Phật giáo. Anh cho rằng, hương có khả năng cảm nhiễm, lan tỏa, biến hóa và gợi mở trí tuệ. Việc đốt hương sẽ khiến cho hương liệu chuyển hóa từ vật chất cố định sang hình thái không cố định, cũng tức là biến hóa từ hương liệu (thực tướng) thành khỏi hương và mùi hương (vô tướng).

Nhờ đó, trong quá trình tu trì, sẽ có thể không còn chấp trước vào sự đẹp xấu bề ngoài của hương liệu, mà nhìn thấy được khỏi hương hoặc ngửi thấy mùi hương sau khi đốt hương phẩm. Điều đó cũng tương tự với việc giúp người tu tập nhìn thấy rõ quan hệ biến hóa ẩn phía sau các hình tướng bề ngoài và đi sâu vào bản thể của sự vật.

ThS Nguyễn Hiếu Tín và nhà thơ Trần Huy Minh Phương giao lưu

Một nhà thơ đồng thời là một Phật tử, anh Trần Huy Minh Phương cũng có những trải nghiệm với “mùi hương trầm” ở khía cạnh tâm linh tôn giáo.

Nói về trải nghiệm của mình trên con đường tu học cho đến bây giờ, Nhà thơ Minh Phương chia sẻ, mỗi khi cầm nhang và nhen lửa thắp lên, anh tập buông xả, quay về hơi thở chánh niệm, trở về khoảnh khắc làm lành mọi vết thương của đời, làm mạnh thêm bước đường đi tới của dấn thân, yêu thương, sáng tạo…

Với bút danh Thiện Ngộ trong “Khói ơi” của tập Mùi nhớ, anh cảm thán: “Lắng lòng cùng nhang khói, tôi nghe lại mùi của thơ ấu, của trai trẻ, của những thất bại và nương nhờ Tam bảo, bóng áo lam. Mùi nhang khói gói lòng tôi được thẳng thớm lại, được dịp gần thiện tri thức, được dịp soi bóng mình qua nhang khói để luôn biết xấu hổ, hổ thẹn mà vượt thoát những si sân tham, tinh chuyên giới-định-huệ…”.

Cũng bởi người Phật tử thường gần nhang khói, theo Nhà thơ Minh Phương cần đặc biệt chú trọng hơn về chất lượng nhang. Không chỉ về mặt tâm linh, thể hiện tấm lòng thờ kính đến chư Phật, tổ tiên, việc dùng loại nhang sạch, tự nhiên, không tẩm hóa chất, ít khói, là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Trùng hợp hơn, nhang Bảo Trầm là thương hiệu mà anh tin dùng suốt thời gian qua.

Nhà thơ Trần Huy Minh Phương đang chia sẻ

Tại sự kiện giao lưu, dịp này, độc giả còn được lắng nghe những câu chuyện cảm xúc về nhiều loại “Mùi nhớ” ấn tượng khác, qua chia sẻ của hai tác giả trẻ 9X, tham gia dự án viết sách lần này: bạn Nguyễn Phúc Cao Trí và bạn Như Hiền.

Với tác phẩm “Mùi dầu gió xanh”, Như Hiền chia sẻ khía cạnh mùi của quá khứ, hiện tại và tương lai. Diễn tả về mùi dầu gió xanh gắn liền với hình ảnh của mẹ, một loại mùi hương gần như đặc trưng của người lớn tuổi, Như Hiền cho rằng đó cũng là biểu trưng cho những gì thuộc về quá khứ.

Như Hiền chiêm nghiệm: “Vì sao người trẻ lo những điều xa xôi, người già lại lo nhữg vụn vặt? Bởi người già coi trọng giây phút hiện tại, ngay lúc này và bây giờ. Đó cũng là ý nghĩa của thực tại, giúp tôi có giây phút kịp dừng lại, sống và trân quý những gì đang diễn ra. Hương dầu gió xanh gợi nhớ quá khứ, bừng tỉnh hện tại ấy, cũng chính là động lực để tôi phấn đấu hoàn thiện trong tương lai”.

Cây bút trẻ Như Hiền trò chuyện

Nói về sự trân trọng giây phút hiện tại, Nguyễn Phúc Cao Trí cũng dành nhiều cảm xúc khi chia sẻ câu chuyện về “mùi đối với những bạn trẻ khuyết tật”. Bạn cho rằng, dù khiếm khuyết ở bộ phận nào, thì thứ họ hầu như không bao giờ mất đi là nghị lực sống và sự cảm nhận về “mùi”.

Đặc biệt đối với người khiếm thị, “mùi hương” là thứ khiến họ hình dung cũng như nhận ra những người xung quanh mình, nhất là người thân thương.

“Bạn biết không, đối với chúng ta, những người có thể dễ dàng chọn lựa và phân loại mùi hương mà mình yêu thích hay chán ghét, nhưng với những người khiếm thị mà mình có cơ hội gặp gỡ, họ quý trọng mùi hương đến lạ kỳ, vì đó là “giác quan” tốt nhất giúp họ nhận ra người thân. Sự trân quý đặc biệt này giúp mình rung động và bất giác nhận ra mình yêu “mùi cồn, mùi của bệnh viện” như thế nào. Bởi đó cũng chính là “mùi của mẹ”. Loại mùi có lẽ gây “ám ảnh” cho nhiều người nhất, giờ là mùi mà mình yêu quý và gìn giữ nhất trên đời”, Cao Trí chia sẻ.

Nhà báo Nguyễn Phúc Cao Trí nói về “mùi bệnh viện”

Những câu chuyện với thông điệp ý nghĩa về giây phút hiện tại, về tình thân và sự kết nối của các bạn trẻ cũng đã khép lại buổi trò chuyện với nhiều cung bậc cảm xúc, mang đến năng lượng tích cực cho buổi sáng mùa thu cuối tuần, tại đường sách thành phố.

Gửi lời tri ân đến các tác giả, khách mời tham dự, đại diện BTC, anh Vương Bá Kiệt đại diện Bảo Trầm và anh Lưu Đình Long đại diện Mây Thong Dong đã trao những bó hoa và nhiều phần quà ý nghĩa, chính thức khép lại sự kiện.

Chùm ảnh ghi nhận sáng 28/8 tại Đường Sách TP.HCM:

Quang cảnh buổi giao lưu
Người dẫn chương trình Xuân Huy duyên dáng trong phần dẫn chuyện
Phiên tọa đàm đầu: Ths Nguyễn Hiếu Tín và nhà thơ Trần Huy Minh Phương
Hai bạn trẻ trình bày “Hương ngọc lan”
Sản phẩm của Bảo Trầm được đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu
Một khán giả chăm chú lắng nghe chia sẻ
Nhà báo Nguyễn Phúc Cao Trí nói về “mùi bệnh viện”
Nhân viên tư vấn của Bảo Trầm
Nhà thơ Trần Huy Minh Phương đang chia sẻ
Ai cũng có một mùi để nhớ để thương
Nhà thơ Minh Phương tâm đắc khi nói về “giới hương, định hương…”
Món quà của nhà thư pháp Nguyễn Hiếu Tín dành tặng Bảo Trầm
Phiên tọa đàm 2: nhà báo Cao Trí và cây bút trẻ Như Hiền
Một vị khách tìm hiểu về Trà Trầm
Sự kiện được quan tâm
Hình ảnh sản phẩm Bảo Trầm tại sự kiện
“Mùi nhớ” đến tay bạn đọc
Trà Trầm
Và Chồi Non – sản phẩm mới của Bảo Trầm
Một độc giả tham dự sự kiện
Trao quà của Bảo Trầm và Mây Thong Dong đến khách mời
Ths Lê Hoài Việt, giảng viên ĐH Mở TP.HCM chia sẻ
Chụp hình lưu niệm trước khi kết thúc sự kiện

Trí Dũng
Ảnh: Đăng Huy

Hai combo hấp dẫn dành cho khách hàng của Bảo Trầm trong mùa Trung thu