(Bảo Trầm) Tết Thanh Minh, mọi người cần ghi nhớ những điều kiêng kỵ và những điều nên làm sau để mọi việc luôn hanh thông, gặp nhiều may mắn.
1. Những điều kiêng kỵ
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.
Người xưa chọn ngày đầu của tiết Thanh minh để làm Tết Thanh Minh. Vào dịp này, mọi người thường tiến hành tảo mộ, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên, dòng tộc cho sạch sẽ.
Tuy không phải là một dịp Tết lớn nhưng Tết Thanh minh lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với phong tục truyền thống của người dân Việt Nam.
Thế nên, ngoài những lễ vật và việc làm cần chuẩn bị, mọi người cũng nên chú ý tới những điều kiêng kỵ vào dịp Tết Thanh minh để mọi việc luôn hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Đầu tiên, vào ngày này, mọi người không nên tổ chức hỉ sự. Tết Thanh minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tỏ lòng hiếu kính, nhớ thương người đã khuất.
Thế nên, người dân không nên tổ chức những việc hỉ như đám cưới, sinh nhật, tân gia… vào ngày này.
Vào Tết Thanh minh, mọi người không nên để tóc phủ trước trán hay mua giày mới. Theo quan niệm dân gian, tiết Thanh minh còn được gọi là “tiết Quỷ”.
Người xưa cho rằng, trán là cánh cửa vận mệnh của con người, là nơi đèn thần soi rọi, không nên để tóc che phủ. Điều này lại càng cần phải được chú ý vào“tiết Quỷ”.
Thế nên, vào dịp Tết Thanh minh mọi người nên để tóc tai gọn gàng, vầng trán không bị tóc che phủ để hóa giải vận xui, đón nhận điều may mắn.
Vào ngày này, việc mua giày mới cũng được người xưa xem là điều không may. Bởi, trong tiếng Hán, chữ “hài” (giày) và chữ “tà” đồng âm. Thế nên, có quan niệm cho rằng, mua giày vào ngày này sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi.
Một trong những hoạt động ý nghĩa và quan trọng nhất vào Tết Thanh minh là đi tảo mộ gia tộc, tổ tiên. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động này, người dân cũng cần chú ý nhiều điều kiêng kỵ.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, khi đi tảo mộ vào dịp Tết Thanh minh, chúng ta không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm nhất là người yếu bóng vía, người huyết áp thấp.
Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
Ngoài ra, tảo mộ là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
Chuyên gia phong thủy này cũng lưu ý thêm rằng, khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ.
Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của người đời sau.
2. Những điều nên làm
Vào ngày này, ngoài những điều kiêng kỵ nhất định, mỗi gia đình cũng nên thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn để cả năm được an vui, may mắn.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, Tết Thanh minh là dịp mà tấm lòng hiếu thuận của con cháu được thể hiện rõ nét nhất.
Ý nghĩa quan trọng nhất của dịp lễ này là mọi người báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên. Điều này thể hiện rõ nét qua việc mỗi người, mỗi gia đình đi tảo mộ dòng họ, gia tộc vào dịp Tết Thanh minh.
Khẳng định thông tin trên, TS Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, vào ngày Thanh minh, người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên và thắp hương cho người đã khuất.
Theo TS Ánh Hồng, trong ngày Tết Thanh minh, người già hay trẻ đều ra phần mộ dòng họ để con cháu có trách nhiệm hơn với gia đình, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các thế hệ trước.
Nếu ở xa các phần mộ của dòng tộc, người dân có thể cúng ‘vọng tâm’ tức là cúng từ xa. Theo đó, các gia đình có thể bày biện mâm cúng và thắp hương tại từng gia đình.
Khi đi tảo mộ dòng tộc, nếu sức khỏe trẻ đảm bảo, các gia đình nên cho con, cháu nhỏ của mình đi cùng. Việc này không chỉ mang mục đích giúp trẻ nắm được vị trí ngôi mộ của gia tiên mà còn học được cách thể hiện sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Ngoài những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng vì thế những người đi viếng mộ cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương tỏ lòng thành kính.
Trong quá trình đốt vàng mã cho người đã khuất, người dân cũng cần chú ý an toàn về phòng cháy.
Ngoài ra, vào dịp này, người dân cũng nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng cho sạch sẽ, gọn gàng.
Theo quan niệm người xưa, việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng như thay hoa, lau bát hương là một trong những việc làm quan trọng thể hiện sự quan tâm chăm sóc và tiếp đón của con cháu đối với chân linh của ông bà, tổ tiên.
Bảo Trầm
(tổng hợp từ các báo)
Nhang Bảo Trầm – https://baotram.vn/
– Đơn vị tự chủ nguồn nguyên liệu,
– Cam kết cung cấp sản phẩm nhang được làm từ 100% trầm hương nguyên chất.
– Để tìm hiểu thêm, quý vị vui lòng truy cập:
Tiki: https://info.baotram.vn/tiki
Shopee: https://info.baotram.vn/shopee
Lazada: https://info.baotram.vn/lazada