• Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Có thể dùng trầm hương trong liệu pháp chữa lành?

z3941529183356_0581be6d0991195fcd6b02c7847f29e5

(Bảo Trầm) Trầm hương từ lâu được biết đến như một dược liệu quý, mang nhiều công dụng trong cả đời sống phong thủy, lẫn y học Đông y. Đặc biệt, trầm hương được đánh giá cao trong thiền định, giúp thư giãn và tập trung tâm trí. Với những công dụng thiết thực, gần đây, trầm lần đầu được thử nghiệm, đưa vào ứng dụng trong liệu pháp chữa lành của người Ấn Độ.

Trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó bầu, đa số được tìm thấy trong những cánh rừng già của Việt Nam. Điều này phần nào lý giải vì sao Việt Nam được xem là một trong những nước có chất lượng trầm hương tốt nhất và nhiều nhất thế giới.

Nắm bắt được điều này, Tiến sĩ Mahesh Krishnamurthy, một trong những bác sĩ nghiên cứu về Chẩn đoán xung Ayurvedic hàng đầu Ấn Độ, đã có chuyến công tác và tìm hiểu về trầm Việt Nam. Ông là một trong những người tiên phong, thực hiện ứng dụng trầm hương trong liệu pháp chữa lành tại trung tâm trị liệu, có trụ sở tại Ấn Độ của mình.

Tiến sĩ Mahesh Krishnamurthy nói về khả năng chữa lành của trầm hương

Tại buổi gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm về hành trình ứng dụng trầm hương trong chữa lành, sáng 7/12, tại quận 5 (TP.HCM), TS.Mahesh Krishnamurthy đặc biệt bày tỏ quan tâm và đánh giá cao chất lượng trầm từ Bảo Trầm.

Theo ông, để chữa lành trước hết cần hiểu được bản chất của vạn vật và phải đi từ gốc rễ tự nhiên của bản thể. Nghĩa là phải hiểu được tâm tư, suy nghĩ và quá trình phát triển của đối tượng cần được chữa lành. Đồng thời, những thứ dùng để chữa lành cũng cần phải nguyên chất, nguyên bản, không pha tạp.

Nói về kinh nghiệm ứng dụng trầm hương trong liệu pháp chữa lành, ông cho rằng trầm hương nguyên chất chứa một lượng tinh dầu đáng kể, có được nhờ sự tích tụ chất dầu tiết ra từ cây dó bầu bị thương, dẫn đọng lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài.

“Với đặc tính vốn mạnh mẽ đó, cùng sự hấp thu linh khí từ đất trời, trầm hương mang một tác dụng thần kỳ. Một số bệnh nhân của tôi, khi nhận được trầm nguyên chất trong quá trình chữa trị, đã có những phản hồi tích cực về sức khỏe”, TS.Mahesh Krishnamurthy cho biết.

Người tham dự trải nghiệm tĩnh lặng cùng trầm dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Mahesh Krishnamurthy

TS.Mahesh Krishnamurthy cũng khẳng định, không phải đơn thuần trầm hương được coi như lễ vật quý giá và linh thiêng trong Phật giáo cũng như tôn giáo nói chung. Trầm hương với đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, vốn không nhiễm tạp niệm. Từ đó, trầm trong trị liệu chữa lành đặc biệt hiệu quả.

“Nhưng cần nhấn mạnh, để dùng trong trị liệu hay chữa bệnh, thậm chí trong đời sống hằng ngày, cũng phải dùng trầm nguyên chất. Tuyệt đối không dùng trầm bị pha tạp, hóa chất. Đeo một chuỗi trầm hóa chất, điều đó giống như bạn đang hấp thụ nhiều tạp niệm vào tâm trí vậy”, Tiến sĩ chia sẻ.

Những chia sẻ của TS.Mahesh Krishnamurthy dịp này thật sự mang lại một góc nhìn mới về công dụng của trầm hương.

Theo TS.Mahesh Krishnamurthy, tuyệt đối không dùng trầm bị pha tạp, hóa chất. Đeo một chuỗi trầm hóa chất, điều đó giống như bạn đang hấp thụ nhiều tạp niệm vào tâm trí vậy
TS.Mahesh Krishnamurthy “lắng nghe” một dây trầm để hiểu chủ nhân của nó
Ông cũng thị phạm việc chữa trị một số triệu chứng đau vai gáy theo chuyên môn y học cổ truyền của mình
Trầm cảnh Bảo Trầm
Trầm nụ “Chồi Non” và trầm thanh cao cấp tại chương trình

Đôi nét về Tiến sĩ Mahesh:

– Ông được phong tặng bằng Tiến sĩ Danh dự về Nadi Pariksha vào năm 2000.

– Được trao giải thưởng của Tổng thống Ấn Độ vì đóng góp quý giá của ông cho Nadi Pariksha – Chẩn đoán xung Ayurvedic.

– Nhận được Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc tại Diễn đàn Kinh tế Phụ nữ vào tháng 7 năm 2020.

– Ông được mời làm diễn giả và trình bày tham luận tại nhiều hội thảo quốc tế, trường đại học, các tổ chức, công ty về các chuyên đề Yoga và Ayurveda.

– Tiến sĩ Mahesh đã có gần 3 thập kỷ thực hành và kinh nghiệm làm việc với hơn 50.000 bệnh nhân. Ông cung cấp khóa đào tạo về chẩn đoán mạch cho các bác sĩ Ayurveda, chuyên gia yoga, nhà trị liệu, và đã đào tạo hơn 300 bác sĩ Ayurveda về khoa học chẩn đoán mạch Ayurvedic.

Nguyên Minh
Ảnh: Trí Dũng