• Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT – 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

Nhang trầm – trầm hương tự nhiên – Bảo Trầm

Con người có ngôn ngữ cử chỉ, Phật giáo có ý nghĩa thủ ấn. Mỗi thủ ấn nhà Phật được khắc hoạ ở các ấn nơi tay nhằm diễn tả trạng thái của tâm với hàm ý đặc biệt riêng. Việc hiểu được ý nghĩa thủ ấn sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn và luyện tập hồi sinh dòng năng lượng trong thân thể mỗi người.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

THIỀN THỦ ẤN – HÃY TẬP TRUNG TÂM TRÍ

Bức tượng Phật ở thiền thủ ấn khi hai tay đặt trong lòng, mặt sau của bàn tay phải dựa vào lòng bàn tay trái, hai ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau. Đức Phật dùng thủ ấn này để tập trung tư tưởng cao độ, biểu thị cho trí tuệ đã đạt cảnh giới giác ngộ, thoát khỏi thế giới hiện tượng và tâm thức phân biệt. Thủ ấn này đã giúp Đức Phật chạm tới sự giác ngộ trong lần thiền cuối cùng dưới gốc cây bồ đề.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

VÔ ÚY THỦ ẤN – KHÔNG SỢ HÃI

Vô úy thủ ấn được thể hiện bằng cách đưa tay phải ngang vai, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay duỗi thẳng. Còn tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên. Thủ ấn này hàm ý Đức Phật sau khi giác ngộ đã không còn sợ hãi trước mọi biến sự, dù là kẻ thù hay nghịch cảnh và vượt qua mọi đau khổ của thế gian trần tục. Dựa theo sử liệu nhà Phật, ngài đã sử dụng thủ ấn này trước con voi dữ đang tấn công mình.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

THÍ NGUYỆN THỦ ẤN – LÒNG TỪ BI

Tay phải của thí nguyện thủ ấn đặt gần đầu gối, ngón tay duỗi thả lỏng hướng xuống, và lòng bàn tay hướng về phía trước. Còn tay trái đặt ngang bụng, lòng bàn tay ngửa lên thả lỏng. Năm ngón tay mở rộng đại diện cho năm đức tính quý giá: hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực và tập trung. Thủ ấn này đại diện cho lòng từ bi, trắc ẩn và thành thực. Ngoài ra còn là biểu thị của sự dâng hiến, cho đi, chào đón và cởi mở tấm lòng. Thí nguyện thủ ấn chính là nội tâm của Đức Phật khi đã hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát cho nhân loại.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

GIÁO HÓA THỦ ẤN – LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH

Giáo hóa thủ ấn được thể hiện khi ngón trỏ tay phải để chạm ngón cái tạo thành vòng tròn, giữ cho các ngón khác thẳng lên trên, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Còn bàn tay trái thả lỏng để ngửa ngang bụng. Thủ ấn này còn có tên là biện minh ấn vì được Đức Phật dùng để kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy và biện luận. Vòng tròn ở tay phải tượng trưng cho dòng năng lượng và thông tin liên tục. Đức Phật đã dùng ấn quyết này suốt giai đoạn thuyết giảng trong cuộc đời của ngài.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

CHUYỂN PHÁP LUÂN THỦ ẤN – BÁNH XE LUÂN HỒI

Với ấn chuyển pháp luân, tay trái hướng vào thân, tay phải hướng ra. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành hai vòng tròn bí ẩn gần tim, sau đó đầu ngón tay giữa trái chạm vào vòng tròn của tay phải. Các vòng tròn này đại diện cho bánh xe pháp chuyển động để dòng năng lượng vũ trụ lưu thông không ngừng dưới dạng luân xa, còn các giáo lý được thông qua trái tim.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

TRÌ BÌNH THỦ ẤN – MỘT NGÀY  BÌNH AN

Thủ ấn này có vị trí hai bàn tay đặt lên nhau, mu tay phải để lên lòng tay trái, hai bàn tay duỗi ra nâng bình bát. Đây là tư thế mô tả cuộc sống hằng ngày của Đức Phật, được chia thành năm thì: buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối. Đặc biệt, ngài thường trì bình hóa duyên tế độ những người hữu duyên và thọ thực vào buổi sáng. Tư thế này khá quen thuộc trong đời sống vì thường được các nghệ nhân điêu khắc phác họa mô tả sinh hoạt hằng ngày của Đức Phật.

7 THỦ ẤN NHÀ PHẬT - 7 TRẠNG THÁI CỦA TÂM

XÚC ĐỊA THỦ ẤN – BIỂU TƯỢNG CỦA LÒNG TIN

Đức phật thể hiện tư thế xúc địa thủ ấn khi các ngón tay phải duỗi xuống ngay đầu gối, lòng bàn tay hướng vào trong, còn bàn tay trái đặt ngửa ngang bụng như trong ấn Thiền Định. Thủ ấn này nói lên lòng tin bất khuất và quyền năng khuất phục không gì lay chuyển được.

Theo Chú giải Phật tử, khi Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề trong đêm rằm tháng Vesak, Ma Vương xuất hiện, đe dọa đuổi ngài đi và thách thức: “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi này là của Ngài?” Đức Phật từ tư thế Thiền Thủ Ấn bèn đặt bàn tay phải duỗi xuống và dõng dạc: “Mặt đất này là chứng nhân, đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.” Lời nói đanh thép làm mặt đất chấn động, âm thanh vang dội khắp vũ trụ khiến Ma Vương run sợ và bỏ đi.