• Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trầm và Đạo: Lễ vật, giờ và văn khấn cúng ông Táo ra sao?

ongtao 2

BẢO TRẦM – Tiếp tục bài viết về tục cúng ông Táo của người Việt, Bảo Trầm giới thiệu những lễ phẩm cúng ông Táo cùng văn cúng truyền thống theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam…

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng.
  • 1 chiếc áo.
  • 1 đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

  • Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
  • Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
  • Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
  • Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
  • Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Năm 2023 thuộc hành kim, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu vàng sẽ phù hợp hơn.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình

Cúng ông Công ông Táo mấy giờ là tốt?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…

Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm 2023 gồm:

  • Nếu cúng ngày 21 tháng Chạp, bạn nên cúng vào giờ Mão (5 – 7h), giờ Ngọ (11 – 13h), giờ Thân (15 – 17h), giờ Dậu (17 – 19h). Trong đó, giờ Ngọ là giờ Tốc Hỷ, là khung giờ tốt nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp.
  • Nếu cúng ngày 23 tháng Chạp, bạn nên cúng vào giờ Thìn (7 – 9h) và giờ Tị (9 – 11h).  Trong đó, giờ Thìn chính là giờ Tốc Hỷ, là thời điểm thích hợp nhất.
  • Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (11 – 13h) cũng là khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Khung giờ này là thời điểm mà các Thần Bếp quy tụ cùng về trời nên rất linh thiêng, thích hợp để đưa ông Táo về trời và tốt nhất nên cúng trước 12h trưa. Tuy nhiên giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp Tết Tân Sửu trúng vào giờ Hắc đạo nên không quá tốt, bạn có thể chuyển sang cúng vào giờ Thìn (7 – 9h) hoặc giờ Tị (9 – 11h).

Sau khi cúng ông Công ông Táo, bạn chỉ cần đợi nhang tàn là có thể dùng bếp nấu ăn trở lại bình thường.

Trầm và Đạo: Về tục cúng ông Táo mỗi 23 tháng Chạp

Bảo Trầm tổng hợp

BẢO TRẦM – CÔNG TY TNHH TM-DV TÂM HIỆP THÀNH
🏢 256 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM
1900 633 981
🌎 baotram.vn